Nói đến tai nạn giao thông đường bộ, hiện nay có nhiều người vẫn lầm tưởng: “Khi tai nạn xảy ra giữa xe lớn và xe nhỏ thì xe lớn sai”.nghỉa là: Ô tô với mô tô thì ô tô sai, mô tô với xe thô sơ thì mô tô sai, xe thô sơ với bộ hành thì thô sơ sai. Thế là bộ hành( người đi bộ) chỉ có đúng.! Theo luật giao thông đường bộ,hiểu như thế là sai !
Vậy, hãy xét vì sao lại có sự hiểu sai trên đây?
Để giải quyết, xử lý một vụ tai nạn giao thông đường bộ, thường mất nhiều thời gian theo một “quy trình” của cơ quan chức năng.Về phía phương tiện có liên quan, đơn giản chúng ta làm phép tính: Một xe ô tô làm dịch vụ vận tải, nằm lại một ngày chờ đợi sẽ thiệt hại bao nhiêu do không khai thác được năng lực vận tải, cộng với những chi phí khác, như tàu xe, ăn uống đi lại…trong thời gian điều tra! Vậy bài toán tốt nhất của người tài xế khi liên quan đến một va chạm với những” anh nhỏ hơn”, như xe mô tô, thô sơ hay bộ hành chẳng hạn,thì thượng sách là tự thương lượng với nhau khi cơ quan chức năng chưa biết,hoặc chưa tới; để đỡ mất thời gian, phiền hà. Việc tự hòa giải như vậy thường là” xe lớn” chịu thiệt hơn. Thế mới có chuyện ăn vạ và sinh ra những “Chí Phèo”trên đường!
Nói về luật giao thông đường bộ của nước ta, Sau Hòa bình(năm 1954) có Nghị định số 348 ngày 03 tháng 12 năm 1955 do Bộ Giao thông – Bưu điện ban hành,với “luật đi đường bộ”. Nay thay thế bằng: “ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” được Quốc hội thông qua,ban hành năm 2001. Sau đó sửa đổi vào năm 2008. Luật quy định rõ trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia giao thông, từ bộ hành đến điều khiển các loại phương tiện, thô sơ đến cơ giới… đều phải chấp hành những điều, khoản quy định cụ thể. Vậy áp dụng theo luật, đối tượng nào sai thì phải chịu trách nhiệm với hành vi sai phạm của mình.Tùy theo hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn, mức độ thiệt hại do tai nạn để xử lý về hành chính, hay truy tố, xử lý về mặt hình sự, theo quy định của pháp luật! Nghĩa là ngay cả người đi bộ vi phạm, dẫn đến tai nạn hậu quả nghiêm trọng,cũng bị truy tố trước pháp luật.
Vậy mọi công dân cần hiểu và chấp hành đúng luật,đấu tranh với mọi hành vi vi phạm. Song cũng mong cơ quan chức năng cần có đội ngũ cán bộ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, trách nhiệm đạo đức trong nghề nghiệp,để thực thi pháp luật. Ban hành những quy định,quy trình cụ thể, đơn giản, nhanh gọn. Với những vụ việc không nghiêm trọng,giải phóng nhanh chóng phương tiện và người lái xe nếu họ không có lỗi.Xử lý nghiêm, đúng pháp luật với cả bộ hành,người điều khiển xe thô sơ… vi phạm dẫn đến tai nạn, tránh tình trạng sợ phiền hà,phức tạp mà phát sinh tiêu cực qua việc giải quyết tai nạn,góp phần cải thiện tình hình trật tự,an toàn giao thông!